Các vạch kẻ trên sân bóng đá bao gồm
- Đường biên giới hạn
- Đường kẻ vạch giữa sân
- Khu vực vòng cấm địa
- Khu vực cầu môn
- Chấm phạt góc
Đường biên giới hạn
Đường giới hạn sẽ phân ranh giới cho khu vực trong sân và khu vực ngoài sân.
- Đường biên ngang: 2 đường ngắn chạy ngang giới hạn chiều ngang của sân bóng.
- Đường biên dọc: 2 đường chạy dọc hướng theo chiều dài sân bóng.
- Bề dày của các đường phân giới hạn trên sân bóng phải đều nhau và dày 12cm.
Ý nghĩa của đường biên
Đường biên giới hạn sân bóng đá thành hình chữ nhật có kích thước là 105m x 68m. Đường biên giúp xác định phạm vi sẽ diễn ra các tình huống trong môn bóng đá và xác định bóng trong sân và bóng ngoài sân. Khi bóng ngoài sân, tình huống bóng sẽ kết thúc để chuẩn bị cho tình huống tiếp theo.
Đường kẻ vạch giữa sân
- Đường giữa sân: Đường thẳng nằm ngang sân bóng chia sân thành 2 phần đều nhau.
- Đường tròn giữa sân: Đường tròn này nằm ở giữa sân bóng (tâm sân bóng, bán kính 9m15).
Ý nghĩa của đường biên
Đường giữa sân là đường chia sân bóng thành 2 phần sân của mỗi đội. Đường giữa sân giúp cho vận động viên có thể cảm nhận được không gian thi đấu tốt hơn, từ đó phân bố đội hình tốt hơn, thực sự giúp ích cho thi đấu. Bạn có biết: Khi một cầu thủ di chuyển từ phần sân của mình để nhận đường chuyền của đồng đội, cầu thủ đó sẽ không bao giờ bị thổi việt vị.
Đường vòng tròn giữa sân cũng có tác động tương tự đến cầu thủ trong việc cảm nhận không gian thi đấu, đặc biệt với các cầu thủ tiền vệ trung tâm, vòng tròn giữa sân giúp họ đứng đúng vị trí, ở đúng nơi và duy trì cự ly đội hình một cách hoàn hảo. Khi giao bóng, các vận động viên đối phương cũng không được phép đứng trong vòng tròn trung tâm. Ngoài ra, vòng tròn trung tâm còn là nơi các cầu thủ thực hiện các nghi thức, các hành động fairplay khác như: lễ mặc niệm, tưởng nhớ nhân vật hoặc sự kiện nào đó ...
Khu phạt đền
- Tính từ đường biên ngang (ở mỗi sân) cách cột dọc 16m50, kẻ vào phía bên trong 2 đoạn thẳng sao cho song song và vuông góc với đường biên ngang. 2 đường này có độ dài 16m5. Sau đó nối liền 2 đoạn thẳng.
- Phần diện tích sau khi được giới hạn bởi biên ngang cùng những đoạn thẳng thì gọi là khu phạt đền.
- Tại mỗi khu phạt đền, có 1 điểm được đánh dấu (đường kính 22cm), nằm cách đường biên ngang 11m chính là điểm phạt đền.
- Trên điểm phạt đền sẽ được xác định tâm rồi kẻ 1 đường tròn bán kính 9m15 để xác định vị trí đứng đá phạt của các cầu thủ mỗi khi họ thực hiện cú đá phạt đền (đá phạt 11m).
Khu vực khung thành
- Bắt đầu kẻ từ vị trí cách cột dọc 5.5m vào phía trong của sân 2 đoạn thẳng. 2 đoạn thẳng này song song và phải vuông góc với đường biên ngang với kích thước 5.5m. Sau đó nối liền 2 đoạn thẳng.
- Phần diện tích nằm ở phía trong những đoạn thẳng trên và đường biên ngang sẽ được gọi là khung thành.
Vòng phạt góc
Đây là đường giới hạn mà một vận động viên được đặt bóng khi thực hiện đa phạt góc
Khu vực ngoài sân
Khu vực dành cho ban huấn luyện mỗi đội
Khu vực dành cho boyball - người nhặt bóng, khu vực dành cho camera man,...
---
Trên đây là các đường kẻ vạch trên sân bóng và ý nghĩa của nó, hy vọng bài viết đã giúp quý đọc giả có thêm thông tin bổ ích về môn thể thao vua này.
HTNguyễn hồng tân
Đường biên ngang là giới hạn "chiều dài" của sân. ( không phải giới hạn chiều ngang).